Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, khiến cho người mắc phải đau đớn và khó chịu. Vậy có thể chữa trị ngay tại nhà không? Tìm hiểu cùng MiduSpa để biết được các cách chữa nhiệt miệng ngay tại nhà nhé!
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Hiện nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng, chỉ có thể xác định các yếu tố có nguy cơ gây nên như: môi trường, chế độ dinh dưỡng, nhiễm trùng do các vi sinh vật, ký sinh trùng, độc tố trong chế độ ăn uống hoặc thiếu các chất dinh dưỡng như axit folic.
Nhiệt miệng
Các nguyên nhân gây nên tổn thương ở miệng bao gồm: đánh răng quá mạnh, các tai nạn khi chơi thể thao, cắn vào má trong, sử dụng các loại thực phẩm gây tổn thương vùng miệng như cà phê, các loại hạt cứng, thực phẩm chứa nhiều gia vị và các chất phụ gia, đồ ăn chua, cay…
Ngoài ra cũng có thể do các yếu tố khác như: thiếu vitamin B12, thiếu kẽm, sắt, dị ứng với một số vi sinh vật trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc có thể là do áp lực căng thẳng.
Nhiệt miệng có thể do thiếu các khoáng chất
Hoặc bạn cũng có thể bị nhiệt miệng khi đang mắc phải các bệnh như HIV/AIDS, viêm loét dạ dày,…
Các cách chữa nhiệt miệng tại nhà
Cách chữa nhiệt miệng bằng Baking soda
Súc miệng bằng nước pha với baking soda là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất. Baking soda giúp cân bằng độ pH và giảm viêm làm cho các vết loét mau khô, lành hơn.
Bột baking soda
Hòa tan 5g baking soda vào 230ml nước sạch và súc miệng với dung dịch này vài giờ một lần nếu cần và mỗi lần khoảng 15-30 giây.
Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Y học cổ truyền gọi bột sắn dây là cát căn. Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra: mụn nhọt, lở loét, nhiệt miệng,…
Bạn chỉ cần chuẩn bị theo tỷ lệ nước sôi với nước để nguội là 2:1 sau đó thêm 2-3 thìa bột sắn dây rồi khuấy đều. Lưu ý là càng nhiều bột thì độ đặt quáng càng tăng.
Bột sắn dây thanh nhiệt, giải độc
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.
Cách sử dụng như sau:
- Đầu tiên bạn cần súc miệng qua với nước ấm trước, sau đó thoa trực tiếp mật ong lên các vết loét.
- Lặp lại như trên từ 2-3 lần/ ngày.
- Lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên bôi vào ban đêm và không ăn uống gì sau khi thoa mật ong lên vết loét.
Mật ong có thể dùng để chữa nhiệt miệng
Dùng nước khế chua
Khế chua trong y học cổ truyền được biết đến với tính bình, vị chua và ngọt, có công dụng lợi tiểu, kháng viêm và long đờm. Trong y học hiện đại, khế chua là chứa axit oxalic, các vitamin như A, B1, B2, C và các khoáng chất như canxi, kali, sắt, natri có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm.
Cách chữa nhiệt miệng bằng khế chua
Cách sử dụng như sau:
- Rửa sạch 2-3 trái khế chua, xắt nhỏ.
- Cho nửa lít nước vào nồi đun cùng với khế đến khi sôi thì giảm lửa xuống mức liu riu trong 5 phút rồi tắt bếp.
- Đợi nguội rồi chắt lấy phần nước, cho vào chai/ bình và sử dụng 3-4 ngày.
- Lưu ý là ngậm nước khế chua rồi nuốt dần chứ không phải uống.
Chữa nhiệt miệng bằng sữa chua
Thỉnh thoảng nguyên nhân gây ra nhiệt miệng có thể là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Nên khi tiêu diệt xử lý được vi khuẩn H. pylori và bệnh viêm ruột thì nhiệt miệng sẽ tự động khỏi.
Theo như các nghiên cứu năm 2017, chỉ ra rằng các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Cho nên nếu tình trạng nhiệt miệng của bạn là do vi khuẩn H. pylori hoặc bệnh viêm ruột gây ra thì bạn có thể sử dụng sữa chua để chữa nhiệt miệng. Trong sữa chua chứa rất nhiều men vi sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm cho các vết loét mau lành hơn. Cần ít nhất 245g sữa chua mỗi ngày để chữa trị và phòng ngừa nhiệt miệng.
Sữa chua có chứa nhiều vi sinh vật giúp tiêu diệt vi khuẩn H. pylori
Sử dụng oxy già để chữa nhiệt miệng
Với công dụng làm sạch và giảm vi khuẩn trong miệng, nước oxy già có thể được sử dụng để chữa nhiệt miệng. Bạn cần:
- Pha loãng nước và oxy già 3%.
- Dùng bông gòn hoặc tâm bông thấm dung dịch rồi thoa trực tiếp lên vết loét.
- Thực hiện vài lần mỗi ngày.
Thay vì thoa trực tiếp bạn cũng có thể nước oxy già để súc miệng, giữ trong 1 phút rồi nhổ ra, súc lại với nước sạch.
Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo
Trong giấm táo có chứa axit acetic, 1 loại axit có khả năng diệt vi khuẩn và gia tăng lợi khuẩn. Giấm táo còn được xem như là 1 loại kháng sinh tự nhiên để điều trị nhiệt miệng.
Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và súc miệng hằng ngày là có thể làm cho nhiệt miệng mau khỏi.
Sử dụng giấm táo như một kháng sinh tự nhiên chữa nhiệt miệng
Các cách chữa nhiệt miệng được MiduSpa chia sẻ cho các bạn là những phương pháp dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên dễ áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên mức độ hiệu quả của mỗi phương pháp còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và các phương pháp này chưa được kiểm định bằng khoa học nên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chữa trị y khoa.