Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nổi mụn nước ở môi là tình trạng tương đối phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Tuy nhiên, bệnh lý này rất hay bị nhầm lẫn với một số tình trạng khác cũng liên quan đến môi. Thông qua bài viết này, các bạn hãy cùng Midu Spa tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả chứng bệnh này nhé.

Nổi mụn nước ở môi là bệnh gì?

Nổi mụn nước ở môi hay rộp môi là tình trạng nhóm các mụn nước có chứa chất lỏng bên trong nổi lên xung quanh phần môi của người mắc. Đôi khi mụn nước cũng xuất hiện ở dưới vùng mũi hay xung quanh phần cằm. Nổi mụn nước ở môi do virus herpes simplex tuýp 1 gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh quanh môi.

Hình ảnh mô tả triệu chứng khi bị nổi mụn nước ở môi

Khi bệnh mới xuất hiện, nhiều người bệnh dễ lầm tưởng với triệu chứng của cảm lạnh hoặc bệnh cúm. Nếu không thăm khám và điều trị sớm, virus Herpes simplex sẽ tấn công và thường xuyên gây nên hiện tượng nổi mụn nước.

Nguyên nhân chính gây ra nổi mụn nước ở môi

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mụn nước ở môi là virus Herpes simplex hay còn có tên viết tắt là HSV. Có 2 loại virus HSV: HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại virus này đều có khả năng gây ra viêm loét xung quanh vùng miệng (herpes labialis) và viêm loét trên bộ phận sinh dục (herpes genital).

Nguyên nhân chính gây ra nổi mụn nước ở môi là gì?

Virus gây bệnh nổi mụn nước ở môi xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua việc tiếp xúc với vùng da đã bị mụn rộp từ trước. Ngoài ra, một số tổn thương ở vùng ngoài da hay xung quanh vùng miệng đều là con đường lý tưởng giúp virus tấn công và xâm nhập vào cơ thể.

Dưới đây là một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng nổi mụn nước ở môi:

  • Do tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vùng môi.
  • Gây ra do tình trạng thần kinh căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày.
  • Bị nhiễm một số bệnh khác như cảm lạnh hay cúm.
  • Do bị dị ứng với một số loại thực phẩm.
  • Hệ thống miễn dịch yếu tạo cơ hội để virus dễ dàng xâm nhập.
  • Do việc can thiệp bằng phẫu thuật thẩm mỹ như trị sẹo, làm da mịn bằng chiếu tia laser.
  • Xuất hiện ở phụ nữ mang thai và việc thay đổi hormone ở phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thiếu ngủ trong thời gian dài.

Các triệu chứng thường gặp khi bị mụn rộp ở môi

Khi xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây, bạn có thể đã bị nổi mụn nước ở môi và hãy cân nhắc thăm khám bác sĩ da liễu sớm nhất:

  • Xuất hiện mụn nước nhỏ nổi thành một chùm trên nền da bị sưng mẩn đỏ. Vị trí thường nổi mụn rộp thường là ở niêm mạc môi trên hoặc vùng môi dưới nằm tiếp giáp với vùng da kế cận.
  • Bị ngứa, rát và khó chịu ở vùng môi hay các vùng xung quanh miệng.
  • Mỗi đợt mụn nước xuất hiện kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 tuần, một năm thường tái phát lại từ 1 đến 2 lần, đặc biệt có thể bị lại từ 5 đến 6 lần.
  • Người bệnh bị suy giảm miễn dịch gây ra do các chứng bệnh khác hay người đề kháng yếu thì mụn nước dễ lan rộng, kéo dài và xuất hiện một số biến chứng.
  • Bị sốt hay đau rát vùng họng.
  • Xuất hiện hạch ở cổ.
  • Hiện tượng chảy nước dãi xuất hiện ở trẻ nhỏ.

Lần đầu mụn rộp xuất hiện ở vùng miệng có thể không có dấu hiệu. Nếu có các biểu hiện bệnh, mụn rộp có nguy cơ lan tràn nhanh chóng mọi nơi trong khoang miệng và tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng trong các lần tái phát sau.

Triệu chứng thường gặp khi bị nổi mụn nước ở môi

Mụn nước ở môi có thể lây qua đường nào?

Dưới đây là các con đường chính dễ gây ra lây nhiễm mụn nước ở môi mà bạn cần lưu ý:

  • Lây nhiễm thông qua các vết thương trên vùng da ở xung quanh cũng như bên trong miệng.
  • Lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc vết phồng hoặc chất dịch từ người bị bệnh trong quá trình ăn uống hay dùng chung các dụng cụ vệ sinh, dao cạo. Hoặc thông qua việc hôn hay tiếp xúc một cách trực tiếp với nước bọt bệnh nhân.

2 cách hiệu quả điều trị nổi mụn nước ở môi

Điều trị mụn rộp ở môi bằng một số loại thuốc được chỉ định

Hiện nay các nghiên cứu chưa có cách chữa nổi mụn nước ở môi hoàn toàn cũng như không thể tiêu diệt triệt để virus gây ra bệnh là Herpes simplex (HSV).

Mụn nước thông thường có thể tự khỏi trong thời gian khoảng từ 1 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ lây lan nên việc điều trị càng sớm càng tốt là rất cần thiết. Một trong những cách hữu hiệu nhất là dùng thuốc theo chỉ định để điều trị khỏi nhanh chóng và ngăn chặn hiệu quả bị tái phát sau này.

Nên làm thế nào để điều trị nổi mụn nước ở môi hiệu quả

Một số loại thuốc dưới đây bạn có thể sử dụng để điều trị theo các chỉ định từ bác sĩ da liễu:

  • Các loại thuốc kháng virus thường dùng như famciclovir, valacyclovir,… giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm tối đa nguy cơ tái phát.
  • Sử dụng thuốc giảm đau một số loại thuốc giảm đau thông thường, ít gây biến chứng như paracetamol.
  • Dùng thuốc chăm sóc tại chỗ: cả trường hợp bệnh nặng hay nhẹ đều nên dùng cream kháng virus acyclovir 5%.
  • Thuốc chống bội nhiễm như dung dịch milian, dung dịch povidine để làm khô các vết viêm loét và giúp đóng vảy nhanh hơn.
  • Các loại kem giảm đau ví dụ như xylocain.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hay rửa môi với nước ấm hoặc dùng dung dịch thuốc tím được pha loãng.

Điều trị tại nhà với một số cách thức đơn giản

Nổi mụn nước ở môi khiến người bệnh mất tự tin cũng như gây mất thẩm mỹ. Nhiều người bệnh thường tỏ ra chủ quan, chờ cho mụn nước tự khỏi nhưng vô tình khiến bệnh lây lan và khó điều trị hơn.

Nếu như bạn không muốn đến thăm khám trực tiếp bác sĩ vì một số lý do các nhân, bạn có thể tham khảo một cách trị nổi mụn nước ở môi tại nhà sau:

  • Sử dụng một chiếc khăn ướt lạnh đặt lên trên các vết viêm loét cứ 3 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút nhằm giảm việc bị sưng tấy, mẩn đỏ.
  • Hạn chế tối đa việc sờ tay lên vết thương nhằm tránh bệnh bị lây lan sang các vùng da khác.
  • Làm dịu cơn đau, rát ở môi, miệng bằng nước súc miệng chứa bột baking soda.
  • Không nên sử dụng thực phẩm chứa axit như các cà chua, các loại trái cây họ cam, quýt,..
  • Tuân thủ nghiêm ngặt theo liều lượng chỉ định từ bác sĩ da liễu uy tín. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tác động trực tiếp tới vùng bị mụn rộp ở môi để tránh bị nhầm với các loại bệnh lý khác.

Cách ngăn mụn rộp tái phát và phòng ngừa nổi mụn nước ở môi

Để phòng ngừa bị nổi mụn nước ở môi, các bạn nên thực hiện theo một số cách sau:

  • Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều arginin cao như dừa, cà rốt, đậu nành, chocolate,… nhằm tránh nguy cơ virus tái sinh.
  • Tránh việc tiếp xúc trực tiếp hay sử dụng chung đồ dùng với người bệnh bị mụn rộp sinh dục.
  • Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp dưới nắng gắt trong thời gian quá lâu. Nên dùng một số loại kem chống nắng cho môi và dùng các biện pháp bảo vệ khuôn mặt khi đi dưới trời nắng gắt.
Nên làm gì để phòng ngừa bệnh nổi mụn nước ở môi

Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên thực hiện một số điều sau:

  • Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.
  • Không cho đồ chơi, đồ vật không đảm bảo vệ sinh vào miệng.
  • Không cho trẻ tiếp xúc gần với trẻ bị mụn rộp hay chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bị mụn vỡ, dịch rỉ cần giữ trẻ ở nhà cho đến thời điểm mụn đóng vẩy.
  • Nên dùng các loại găng ta dùng một lần và miếng gạc bông y tế khi bôi thuốc mỡ lên vết viêm loét của trẻ.

Thông qua bài viết, Midu Spa hy vọng đã đưa đến những thông tin hữu ích, đầy đủ nhất về chứng bệnh nổi mụn nước ở môi. Bạn hãy tham khảo các thông tin này để phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất nhé. Gọi ngay 0981 829 916 để được tư vấn các dịch vụ làm đẹp tại thẩm mỹ viện Midu Spa nhé!

Nguyễn Thị Mỹ Nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *