Fitness là gì? Cụm từ này ngày nay đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên hầu hết các bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm thể hình này.
Vì thế để giúp các bạn có thể hiểu đúng và chính xác nhất về Fitness nhằm triển khai cách tập đúng đắn để sớm có được Body Fitness như mong muốn. Trong bài viết này MiduSpa xin giải đáp giúp bạn một số thắc mắc xoay quanh về khái niệm thể hình này như Fitness là gì? Lợi ích của việc tập Fitness? Sự khác biệt giữa Fitness và Bodybuilding là gì? Cũng như những bài tập luyện Fitness hiệu quả trong thời gian ngắn nhất cho người mới bắt đầu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Fitness là gì?
Fitness được hiểu là sự vừa vặn, cân đối hay sung sức. Theo định nghĩa trong từ điển thì Fitness có nghĩa là người sở hữu thể trạng cơ thể cân đối, khoẻ khoắn và lành mạnh nhờ vào kết quả của quá trình tập luyện khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Nếu xét về khía cạnh thể hình thì Fitness có nghĩa chung là một loại hình thể dục giúp con người hoàn thiện cơ thể một cách toàn diện nhất về các mặt ở tất cả các tiêu chí: cơ bắp, hệ tim mạch, hô hấp lẫn xương khớp, đồng thời giúp con người sống khoẻ và tốt hơn.
Nói chung Fitness hướng đến cho người tập một cơ thể hoàn hảo và cân đối, nhấn mạnh vào vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể và nét hài hoà của cơ bắp chứ không đặt nặng đến yếu tố kích thước cơ bắp như BodyBuilding.
Các yếu tố định nghĩa cơ thể Fitness
Tập Fitness bao gồm tập luyện 5 yếu tố chính sau đây:
Tập luyện nâng cao sức khoẻ tim mạch – Cardio
Độ bền Cardio thường được đo bằng sức bền của một người và sức khoẻ tim mạch của người đó khi vận động, thông qua các phép đo về nhịp tim và mức tiêu thụ oxy.
Tập luyện tim mạch sẽ giúp tăng cường nhịp tim của người tập lên giới hạn chịu đựng cao hơn mức bình thường, từ đó tránh được các tình trạng bị khó thở khi vận động mạnh cũng như giảm thiểu tình trạng căng thẳng, stress vì những áp lực hàng ngày trong cuộc sống và công việc.
Nói chung, tác dụng chính của các bài tập Cardio là nhằm giúp cho người tập có được một trái tim khoẻ mạnh, giúp cải thiện và nâng cao hoạt động của hệ tim mạch, hệ hô hấp.
Một vài bài tập Cardio mà bạn có thể áp dụng khi luyện tập đó là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây hay các bài tập HIIT, Tabata…
Tập luyện cơ bắp – Muscle
Đây là yếu tố quan trọng mà bất cứ học viên nào bắt đầu tập Fitness đều phải trải qua.
Theo các chuyên gia thì tập luyện cơ bắp sẽ có 3 thành phần chính đó là:
- Sức bền cơ bắp: Yếu tố này được đo lường bằng số lần lặp lại một bài tập mà một người có thể thực hiện. Ví dụ như các bài tập chống đẩy, đứng lên ngồi xuống…
- Sức mạnh cơ bắp: Thường được đo lường bằng trọng lượng tạ mà người tập có thể thực hiện được cũng như số lần lặp lại động tác đó. Các bài tập dùng đến nhiều nhóm cơ và khớp như Squats hay đẩy ngực thường được sử dụng để đo lường sức mạnh cơ bắp.
- Sức lực cơ bắp: Yếu tố này được đo bằng số lực có thể được tạo ra trong một hoạt động nhất định. Để đo được chỉ số này, cần phải dùng đến các thiết bị và máy đo tiên tiến, hiện đại.
Tập luyện tốc độ – Speed
Yếu tố này thường được đo lường bằng tốc độ cá nhân có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Việc tập luyện tốc độ sẽ giúp cơ thể người tập trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong các hoạt động đời sống hàng ngày.
Để luyện tập về tốc độ trong Fitness thì các bài tập như chạy, bật nhảy luôn được ưu tiên hàng đầu.
Khả năng giữ thăng bằng và sự dẻo dai – Flexibility & Balance
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi chúng ta tham gia tập luyện Fitness.
Các bài tập nâng cao khả năng giữ thăng bằng và sự dẻo dai sẽ giúp người tập tăng cường khả năng kiểm soát của thần kinh lên các nhóm cơ, nâng cao khả năng di chuyển và giảm thiểu các rủi ro do chấn thương mang lại. Ngoài ra chúng còn giúp cải thiện sự tuần hoàn máu trong cơ thể để làm dịu các cơn đau lưng hay vùng cơ bắp khác khi vận động.
Trong tập luyện Fitness thì khả năng giữ thăng bằng và dẻo dai sẽ được đo lường bằng cách xem cơ hoặc khớp của người tập có thể kéo dài hoặc di chuyển linh hoạt tới đâu. Đồng thời cũng đo khả năng giữ thăng bằng của người đó.
Về sự dẻo dai, tính linh hoạt thì bài tập kiểm tra phổ biến nhất là liên quan đến cơ đùi sau và cơ vai.
Còn khả năng giữ thăng bằng thì bài test đơn giản nhất đó chính là đứng trên 1 chân hoặc nâng cao hơn là thực hiện động tác bắt bóng khi đứng trên một vật thể không vững chắc.
Thành phần cơ thể và dinh dưỡng – Body Composition
Thành phần cơ thể là tỉ lệ lượng chất béo trên cơ thể so với các mô khác như cơ, xương và da.
Theo các chuyên gia thì 2 người có cùng trọng lượng cân nặng không đồng nghĩa với việc họ sẽ có cùng tỉ trọng cơ thể tương tự nhau, mà thực tế ai có nhiều cơ bắp hơn thì cơ thể người đó sẽ trông gọn gàng và săn chắc hơn.
Vì vậy để đạt được tiêu chuẩn Fitness, bạn nên luyện tập kết hợp với ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, uống nhiều nước, cung cấp đủ protein, vitamin, chất khoáng và chất béo có lợi cho cơ thể.
Thực hiện được điều này sẽ giúp cơ thể bạn cân đối hơn, da và tóc cũng đẹp hơn, sắc thái cũng trở nên tươi tắn và giàu sức sống hơn.
Tập Fitness mang lại tác dụng như thế nào?
Với những thông tin chia sẻ ở trên thì chắc hẳn bạn phần nào đã hiểu hơn về Fitness rồi đúng không. Vậy bạn đã biết vì sao Fitness lại thu hút được đông đảo người tập đến như vậy chưa? Trong phần tiếp theo đây, MiduSpa sẽ chia sẻ với các bạn những tác dụng lớn nhất mà khi chúng ta tham gia luyện tập Fitness thường xuyên mang lại.
- Nâng cao sức khoẻ, đặc biệt là sức bền và độ dẻo dai.
- Tăng cường sức đề kháng để phòng tránh được các bệnh thường gặp như cảm cúm, đau đầu, hen suyễn…
- Sở hữu thân hình cân đối với số đo và cân nặng đạt chuẩn, giúp thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh.
- Không chỉ có tác dụng giảm cân, giảm mỡ mà Fitness còn phù hợp với những người có nhu cầu tăng cân, tăng cơ. Điều này tuỳ thuộc vào mục đích luyện tập của các bạn.
- Ngoài việc phòng tránh các bệnh thường gặp như chia sẻ ở trên thì việc tham gia Fitness thường xuyên còn giúp cơ thể phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm về tim mạch, hô hấp, xương khớp…
- Giúp cơ thể giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress khi gặp quá nhiều áp lực trong cuộc sống. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn.
- Tham gia luyện tập bộ môn Fitness sẽ giúp cơ thể tiêu hao được lượng calo lớn, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Điều này sẽ giúp người tập cảm thấy ăn ngon hơn và ngủ sâu giấc hơn.
Phân biệt giữa Fitness và Bodybuilding
Hiện nay có rất nhiều nhầm lẫn giữa bộ môn Fitness và Bodybuilding. Vì vậy trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ chỉ ra điểm khác nhau giữa 2 bộ môn trên.
Thực tế, Body Fitness có nguồn gốc từ BodyBuilding, tuy nhiên 2 hình thức luyện tập này lại hoàn toàn khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá về vóc dáng lý tưởng của cả 2 cũng khác nhau. Các bạn có thể phân biệt chúng qua các tiêu chí sau đây.
Dựa vào thể hình
Nhìn chung người tập Body Building sẽ sở hữu các khối cơ bắp đồ sộ, dày và nét hơn, các khối cơ được chia rất rõ ràng. Còn người tập Body Fitness sẽ có độ dày cơ bắp vừa phải, không quá to và đồ sộ như người tập Body Building, các khối cơ cũng mềm mại, cân đối và thẩm mỹ hơn.
Phương pháp tập luyện
Vì những người tập BodyBuilding có mục tiêu chính là đạt được khối lượng cơ bắp lớn và cuồn cuộn nhất để họ có thể “toả sáng” trong các cuộc thi nên phương pháp tập luyện của nhóm này sẽ khắt khe hơn so với Body Fitness.
Cụ thể phương pháp tập luyện BodyBuilding thường bao gồm các bài tập với số lần lặp lại ít nhưng chú trọng vào trọng lượng mức tạ cao, họ hiếm khi tập các bài tập Cardio.
Trong khi đó, Fitness lại ngược lại. Nhóm tập luyện Fitness thường tập trung vào chương trình tập Cardio và số lần lặp lại hơn là trọng lượng như BodyBuilding.
Chế độ dinh dưỡng
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa chế độ dinh dưỡng của BodyBuilding và Fitness đó chính là lượng calo nạp vào người tập.
Khi tập Fitness, trung bình người tập chỉ cần nạp vào khoảng 2500 calo, trong khi đó Body Builder thường sẽ bổ sung calo gấp đôi với lượng tiêu thụ trên 5000 calo.
Khi chỉ khác nhau ở lượng calo nạp vào mà chế độ ăn uống của cả 2 phương pháp này cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn Fitness sẽ chú trọng bổ sung các loại rau, trái cây hay các loại thực phẩm giàu protein, tinh bột, vitamin, đạm…Còn các Body Builder lại có xu hướng lạm dụng các loại thực phẩm hỗ trợ như Whey, BCAA…nhiều hơn.
Vậy nên tập Fitness hay Bodybuilding?
Cả Fitness lẫn BodyBuilding đều có mục đích chung là giúp người tập nâng cao sức khoẻ và có được thân hình săn chắc, khoẻ mạnh hơn.
Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ hướng đến những hình thể khác nhau. Tuỳ thuộc vào các nhìn về hình thể đẹp của bạn là như thế nào và mong muốn, mục tiêu hình thể mà bạn muốn hướng đến là gì thì bạn có thể lựa chọn phương pháp tập phù hợp nhất cho mình.
Với những người mong muốn sở hữu một hình thể cân đối, hài hoà, vừa mắt, không quá to và cuồn cuộn dạng vai u thịt bắp thì Fitness sẽ thích hợp hơn.
Các bài tập luyện cơ bản giúp bạn đạt được Fitness trong thời gian ngắn nhất
Fitness tập luyện cơ bản – Core Tranining
Đây là các bài tập giúp cải thiện và nâng cao khả năng chuyển động và giữ thăng bằng, đồng thời giúp đốt lượng mỡ thừa trong cơ thể và làm săn chắc vùng bụng, lưng, đùi và hông.
Fitness cho tim mạch – Cardio Training
Là hệ thống các bài tập giúp cải thiện và nâng cao hệ tim mạch, hệ hô hấp, giúp người tập có một trái tim khoẻ mạnh.
Fitness huấn luyện cân bằng – Balance Training
Là bài tập giúp tăng khả năng kiểm soát của hệ thần kinh lên các cơ, đồng thời nâng cao việc điều khiển tư thế và giữ ổn định các khớp xương một cách tối ưu nhất.
Fitness tốc độ và sức bền – Speed & Agility Training
Là hệ thống các bài tập giúp nâng cao tốc độ chuyển động của cả cơ thể hoặc một nhóm cơ cụ thể nào đó, giúp cơ thể người tập trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.
Huấn luyện dẻo dai, linh hoạt – Flexibility Training
Đây là dạng bài tập giúp rèn luyện khả năng căng giãn, dẻo dai của các nhóm cơ, giúp cơ thể nâng cao khả năng di chuyển và giảm thiểu rủi ro chấn thương mang lại.
Huấn luyện phản xạ – Reactive Training
Là hệ thống các bài tập nhằm cải thiện và nâng cao khả năng phản ứng của cơ bắp, có tác dụng giúp cho sự liên lạc giữa hệ thần kinh vận động của các nhóm cơ trở nên vận động một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Huấn luyện sức đề kháng – Resistance Training
Là hệ thống các bài tập giúp rèn luyện sức chịu đựng hay tăng cường khả năng đề kháng nhằm giúp cải thiện những khuyết điểm cụ thể trên cơ thể. Giúp giảm mỡ, phát triển cơ bắp và nâng cao khả năng sinh lý.
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những kiến thức hay về bộ môn Fitness. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã biết Fitness là gì? Tập Fitness có lợi như thế nào? Và sự khác nhau giữa Fitness và BodyBuilding rồi đúng không?
Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp giải đáp hết tất cả những thắc mắc của các bạn về Fitness và sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để đưa ra quyết định có nên luyện tập bộ môn này không?
Nếu còn điều gì thắc mắc và cần giải đáp hãy liên hệ với MiduSpa chúng tôi để được giải đáp thêm nhé.