Mụn nước ở chân - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn nước ở chân – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn nước ở chân là tình trạng cơ thể xuất hiện các mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Triệu chứng này do nhiều nguyên nhân khách quan gây nên như làn da bị kích ứng, bị tổ đỉa, da bị nhiễm nấm… Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng mụn nước qua nội dung sau.

Nguyên nhân gây mụn nước ở chân

Nguyên nhân gây nên tình trạng mọc mụn nước ở chân

Tình trạng mụn nước mọc ở bàn chân, ngón chân, kẽ ngón chân rất phổ biến hiện nay. Bệnh lý này gây nên nhiều khó chịu, cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mọc mụn nước này như sau:

Nguyên nhân do chân bị tổ đỉa

Khi bệnh nhân bị tổ đỉa sẽ dẫn đến hình thành các mụn nước nhỏ li ti gây ngứa ở chân. Bệnh tổ đỉa có thể do tính chất di chuyển và ma sát chân nhiều nên cần có thời gian để chữa trị hiệu quả.

Do chân đổ quá nhiều mồ hôi  

Nguyên nhân gây mụn nước ở chân tiếp theo là do chân của bạn đổ quá nhiều mồ hôi. Điều này gây tích tụ độ ẩm ở ngón chân, hình thành các nốt mụn nước ngứa ngáy.

Chân đổ nhiều mồ hôi gây bí bách và hình thành mụn nước

Làn da bị kích ứng

Khi nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột quá cao hoặc quá thấp khiến làn da bị kích ứng. Lúc này có thể hình thành các nốt mụn nước ở dưới da để bảo vệ các mô bên dưới.

Ngoài ra khi bạn sử dụng những đôi giày không phù hợp, khiến da chân ma sát nhiều tạo nên mụn nước phồng rộp. Điều này hay xảy ra ở những người thường xuyên di chuyển nhiều.

Bị nhiễm nấm ở chân

Nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn nước ở chân. Cụ thể khi bị nhiễm nấm, mụn nước ở chân sẽ hình thành gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nhiễm nấm khiến chân hình thành mụn nước

Các nguyên nhân gây mụn nước ở chân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì tình trạng nổi mụn nước ở chân còn do nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như nguyên nhân viêm da tiếp xúc gây kích ứng và hình thành vết phồng rộp, mụn nước. Bệnh chàm do làn da quá khô, da bị nhiễm vi khuẩn và các chất gây dị ứng, kích thích.

Đặc biệt bạn cũng có thể bị mụn nước do các nguyên nhân như sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, vỡ mạch máu, bị tiểu đường, chấn thương thần kinh…

Triệu chứng thường khi bị mụn nước ở chân

Khi bạn bị mụn nước rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng biểu hiện rất dễ phát hiện. Cụ thể như các nốt mụn nước phồng rộp trên bề mặt da, nốt mụn nước chứa dịch lỏng bên trong.

Ngoài ra khi mụn nước bị vỡ và khô thì nốt mụn có thể đóng vảy hoặc chuyển sang màu vàng. Mụn nước hình thành gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi bạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên chân hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.

Mụn nước gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Cách điều trị mụn nước ở chân hiệu quả

Mụn nước ở ngón chân, bàn chân, kẽ chân tuy không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên bạn cần có những biện pháp hỗ trợ để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tùy từng trường hợp khác nhau của mụn nước để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Những mụn nước ở chân nhỏ

Thông thường những nốt mụn nước nhỏ ở chân sẽ có ít chất lỏng, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không được làm vỡ hay thủng nốt mụn nước. Ly do bởi khi nốt mụn bị vỡ sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng và các vấn đề khác đi kèm.

Để điều trị tình trạng mụn nước ở chân nhỏ, bạn cần hạn chế ma sát giữa các ngón chân. Ngoài ra bạn có thể thoa kem làm mềm da, vệ sinh ngón chân, vùng da bị nổi mụn nước. Đặc biệt bạn nên ngâm chân hai lần mỗi ngày bằng hỗn hợp giấm trắng và muối để cải thiện tình trạng mụn nước.

Vệ sinh chân có nổi mụn nước sạch sẽ

Những nốt mụn nước lớn

Đối với trường hợp các nốt mụn nước lớn có dịch mủ nhiều nếu bạn không biết cách điều trị có thể gây nhiễm trùng. Một số biện pháp điều trị mụn nước cần trích dẫn mủ ra ngoài như sau:

Trường hợp mụn nước tự vỡ, bạn hãy sát trùng vùng da bị tổn thương bằng cồn, dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra bạn có thể dùng kim khử khuẩn để làm vỡ mụn nước. Sau đó thoa kem kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và băng bó lại để tránh nhiễm khuẩn. Trường hợp mụn nước có dấu hiệu nhiễm trùng cần gặp bác sĩ để xử lý. Đây là trường hợp nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng da và hoại tử.

Bôi kem kháng sinh sau khi làm sạch vết mụn nước bị vỡ

Những vết mụn nước đã bị nhiễm trùng

Trường hợp mụn nước bị nhiễm trùng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương và có chỉ định điều trị phù hợp nhất. Những dòng thuốc được dùng để điều trị mụn nước ở ngón chân phổ biến như thuốc mỡ, kem chống nấm, thuốc chống viêm.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mụn nước ở chân. Mụn nước gây nên nhiều khó chịu, cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh và có thể gây nhiễm trùng. Nếu bạn cần Midu Spa tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ theo hotline 0981 829 916. Hoặc vui lòng truy cập website để tham khảo nhiều tin tức hữu ích.

Nguyễn Thị Mỹ Nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *